Ứng viên trả lời thế nào với câu hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”

Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng rất sợ chọn phải ứng viên bỏ việc sau vài tháng đi làm với lý do như: không nắm được công việc, không phù hợp với môi trường… Họ cần tìm ứng viên thực sự hiểu việc, nghiêm túc, xác định đồng hành lâu dài với doanh nghiệp. Vì thế, một trong những câu hỏi nhà tuyển dụng thường sử dụng để tìm ra ứng viên đạt tiêu chí là: “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”
Hướng dẫn trả lời câu hỏi tại sao bạn chọn công ty chúng tôi
Vậy, bạn nên trả lời câu hỏi trên như thế nào để qua đó khẳng định có đủ phẩm chất nhà tuyển dụng đang tìm kiếm?
Thể hiện sự hiểu biết về doanh nghiệp
Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn bạn đã nghiên cứu về doanh nghiệp trước khi nộp đơn tuyển dụng việc làm Biên Hòa, Bình Dương hay TPHCM. Họ cũng muốn biết “mức độ” chuẩn bị cho buổi phỏng vấn của bạn ra sao. Vì họ sẽ không trao cơ hội cho ứng viên không biết gì về công ty lại càng không có sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.
Vậy nên, nếu không muốn tự mình loại bỏ cơ hội thì bạn không nên trả lời theo kiểu: “Tôi không biết gì về công ty” hay “Tôi chưa kịp tìm hiểu”.
Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy đã tìm hiểu kỹ về công ty bằng cách đưa ra thông tin về sự lịch sử của doanh nghiệp, thành lập từ năm nào…, kể tên một số sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu. Thậm chí bạn còn biết đối tượng khách hàng và tình hình kinh doanh hiện tại của công ty…
Tuy nhiên, thông tin bạn đưa ra cần có chọn lọc, ngắn gọn và chính xác. Từ đó cho nhà tuyển dụng thấy, bạn nộp đơn có chủ đích, nghiêm túc và quyết tâm với cơ hội việc làm.
Cho thấy mức độ phù hợp với công ty
Bạn không nên đưa thông tin đơn thuần và dừng ở đó. Bởi đây không phải là điều nhà tuyển dụng mong chờ nhất. Họ còn muốn biết bạn có phù hợp với môi trường, văn hóa doanh nghiệp không.
Do đó, khi trả lời câu hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”, bạn cần khéo léo đưa ra những điểm tương đồng với doanh nghiệp. Có thể cả hai đều có mục tiêu mang tới lợi ích tốt nhất cho khách hàng, cho cộng đồng, hay đơn giản cùng đều có đam mê với hoạt động thiện nguyện… Khi chỉ ra “điểm chạm” này, bạn đã cho thấy mức độ phù hợp của bản thân với công ty.
Yếu tố này sẽ giúp bạn gắn kết lâu dài và cống hiến cho công ty. Đó cũng chính là điều doanh nghiệp tìm kiếm ở ứng viên.
Hiểu vấn đề công ty đang gặp phải
Dù phù hợp với môi trường công ty nhưng bạn không biết công ty đang gặp vấn đề gì, cần gì ở vị trí tuyển dụng và bạn có giải quyết được không thì rất khó thuyết phục nhà tuyển dụng.
Do đó trong câu trả lời, cần cho nhà tuyển dụng thấy, bạn hiểu rõ khó khăn hiện tại của doanh nghiệp, cụ thể hơn là vấn đề ở vị trí ứng tuyển. Từ đó khéo léo cho họ thấy, bạn là giải pháp cho vấn đề đó.
Tất nhiên để biết công ty đang gặp vấn đề gì thì bạn phân tích kỹ yêu cầu và mong đợi của họ ở vị trí ứng tuyển. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu các nguồn tin khác như nhân sự của công ty, thông tin trên mạng xã hội, từ đối thủ…
Khi chắc chắn với thông tin đó, bạn bày tỏ sự đồng cảm và cam kết nếu được chọn sẽ giải quyết được vấn đề đó cho doanh nghiệp.
Bày tỏ sự khen ngợi
Nếu chia sẻ với nhà tuyển dụng rằng: công ty là một trong những cái tên đầu tiên bạn nghĩ đến; bạn đã theo dõi hoạt động công ty từ lâu với mong muốn ngày nào đó được làm việc; hoặc sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp là lĩnh vực bạn theo đuổi… thì câu trả lời của bạn sẽ thật sự ấn tượng.
Bạn khiến nhà tuyển dụng thấy tự hào về doanh nghiệp của họ và hào hứng với cuộc trò chuyện. Hơn nữa, điều này khiến họ yên tâm hơn về sự gắn bó và động lực làm việc của bạn với doanh nghiệp.Có nhiều cách khác nhau để bày tỏ tình cảm với công ty. Tuy nhiên, cảm xúc đó cần dựa trên sự thật, vừa đủ và chân thành. Nếu bạn làm quá và nói khen không đúng sự thật sẽ khiến câu trả lời phản tác dụng.
Đặt thêm câu hỏi liên quan
Trong quá trình trả lời câu hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”, sẽ có những vấn đề bạn không thể chắc chắn 100%. Chưa kể, sẽ có thông tin bị nhà tuyển dụng hỏi lại và đúng vào vấn đề bạn chưa biết thì bạn đừng quá lo lắng. Thay vì nói “không”, bạn hãy chia sẻ rằng, bản thân đã tìm hiểu về nó. Tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy thông tin chính xác và mong muốn được nhà tuyển dụng giải đáp, chia sẻ. Bằng cách trả lời khéo léo này, bạn không những vượt qua được câu hỏi khó mà còn tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Nguyễn Lý
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM