Những nguyên tắc ăn uống người bị viêm loét dạ dày nên áp dụng

Xây dựng chế độ ăn hợp lý chính là một trong những biện pháp làm dịu cơn đau hiệu quả nhất cho người bị viêm loét dạ dày.
Trong số vấn đề về đường tiêu hóa, đau dạ dày là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Người bệnh đau dạ dày thường gặp phải các triệu chứng như: đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, đau thượng vị, buồn nôn hay thậm chí là chảy máu tiêu hóa…

Ảnh minh họa

Xây dựng chế độ ăn hợp lý chính là một trong những biện pháp làm dịu cơn đau hiệu quả nhất cho người bệnh
Ăn uống đúng giờ
Người bệnh đau dạ dày tuyệt đối không được bỏ bữa, bởi nếu để bụng quá đói sẽ làm gia tăng cơn đau do dạ dày phải co bóp mạnh. Đồng thời cũng tránh ăn quá no khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích và tiết ra nhiều axit gây viêm loét.
Bổ sung các bữa nhỏ trong ngày
Ngoài 3 bữa chính, việc bổ sung bữa phụ giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn nhằm trung hòa axit. Tốt nhất là ăn bữa nhỏ sau bữa chính từ 2 -3 tiếng. Lưu ý, không ăn thêm vào ban đêm.
Tránh các thực phẩm chiên rán
Thức ăn cần được nấu chín, ninh nhừ, nên chế biến luộc, hấp, tránh ăn nhiều các thực phẩm chiên, rán hay xào vì nhiều dầu mỡ làm khó tiêu hóa hơn. Không nên ăn đồ sống, đồ lạnh và sử dụng các chất kích thích để tránh nguy hại cho niêm mạc dạ dày.
Ăn chậm, nhai kỹ
Việc này giúp gia tăng sự bài tiết của nước bọt, làm giảm thời gian lưu trữ thức ăn và bớt gánh nặng cho dạ dày, từ đó giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Chọn thời điểm uống nước
Thời điểm uống nước tốt nhất là vào buổi sáng ngủ dậy và trước bữa ăn khoảng 1h. Bởi uống nước sau bữa ăn sẽ gây loãng dịch vị dạ dày, khiến chứng đau dạ dày càng gia tăng. Đặc biệt người bệnh chú ý không nên ăn cơm chan nước canh, tránh việc nhai không kỹ làm ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn.
Những thực phẩm ưu tiên cho người bị viêm dạ dày
– Các thức ăn mềm và có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày như: trứng chín, bánh ngọt, mật ong, sữa và các sản phẩm từ sữa. Chúng có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, “bao bọc che chở” cho niêm mạc dạ dày.
– Các thực phẩm giàu tinh bột: cháo, cơm trắng, cơm nếp, bánh mỳ, khoai lang, khoai tây luộc nhừ… Những thực phẩm này rất tốt trong việc giảm tiết axit trong dạ dày, làm giảm cơn đau.
– Các loại rau lá non bắp cải, giá đỗ, cung cấp lượng vitamin K, U vô cùng dồi dào, hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh đau dạ dày.
– Các thực phẩm giàu đạm, canxi (thịt, cá nạc, tôm…). Đặc biệt với những người bệnh viêm loét dạ dày nên đặc biệt sử dụng nhiều nhóm thực phẩm này bởi chúng giúp vết loét lành nhanh chóng.
Ngoài ra, các loại hoa quả màu đỏ, rau củ có màu xanh đậm, ngũ cốc… là những thực phẩm giàu vitamin A, B, D, magiê, sắt, kẽm. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng này là rất cần thiết đối với người bệnh đau dạ dày mạn tính, nhằm cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin do hấp thụ và tiêu hóa kém.
Thanh Hà/TH
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM