Những xung lực thúc đẩy địa ốc Thanh Hóa
Với sức bật của kinh tế, du lịch, thu hút đầu tư, Thanh Hóa đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp địa ốc lớn trong cả nước.
Cơ hội tăng trưởng mới của Bắc Trung Bộ
Giai đoạn 2010-2019, Thanh Hóa từ chỗ chỉ thu 4.000 tỷ đồng ngân sách đã tăng gấp gần 7 lần lên 29.000 tỷ đồng. Riêng thu ngân sách nội địa tăng gấp 10 lần. Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2019 của Thanh Hóa đứng đầu cả nước, với trên 17%.
Giới chuyên gia đánh giá, chưa bao giờ Thanh Hoá có tiềm lực và lợi thế như hiện nay. Nhờ sức bật kinh tế, cùng các chính sách thu hút đầu tư chiến lược, Thanh Hóa trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp lớn. Năm 2020, đây là địa phương đầu tiên trong cả nước tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô cấp quốc gia, thu hút 34 dự án, với tổng mức đầu tư 15 tỷ USD.
Một góc cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa. Ảnh: Shutterstock.
Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nêu quan điểm phát triển địa phương thành tỉnh kiểu mẫu, một cực tăng trưởng mới; cùng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển kinh tế phía Bắc.
“Thanh Hóa vốn là ‘chóp’ của Bắc Trung Bộ, nên việc trở thành một điểm trong tứ giác kết nối với các trung tâm lớn của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là ý tưởng đúng. Không gian phát triển Thanh Hóa được mở ra, có động lực mạnh hơn, kết nối và khai thác được lợi thế từ các trung tâm lớn ở phía Bắc, Thanh Hóa sẽ bùng lên”, PGS.TS Trần Đình Thiên – Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định.
Theo giới chuyên gia, cơ hội trở thành cực tăng trưởng mới của tứ giác kinh tế phía Bắc, cùng hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi, nền tảng phát triển công nghiệp, đô thị sẵn có, tiềm năng du lịch dồi dào, chủ trương đưa du lịch thành mũi nhọn… mở ra cơ hội đầu tư bất động sản, kinh doanh dịch vụ du lịch triển vọng tại Thanh Hóa.
“Có khoảng cách khá gần Hà Nội với chỉ hơn hai giờ đồng hồ di chuyển từ cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình bằng ôtô, nên khi quỹ đất sạch tại Hà Nội và các khu vực lân cận dần cạn kiệt, Thanh Hóa với quỹ đất dồi dào hơn 11.133km2 trở thành điểm dừng chân phù hợp cho nhà đầu tư”, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định.
Nâng tầm điểm đến mới cho Thanh Hóa
Sun Group hiện là một trong số các doanh nghiệp đầu tư tại Thanh Hoá với mục tiêu nâng tầm du lịch và địa ốc xứ Thanh.
Phối cảnh những tuyến phố kinh doanh sầm uất Sun Grand Boulevard tại phố biển Sầm Sơn.
Cuối năm ngoái, Sun Group ghi dấu ấn tại Thanh Hóa với dự án Quảng trường biển và tổ hợp đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp biển Sầm Sơn trị giá hơn 1 tỷ USD. Tập đoàn cũng đưa ra kế hoạch phát triển hệ sinh thái quy mô quốc tế trải rộng từ Sầm Sơn đến Như Thanh, Quảng Xương…, gia tăng sức hút cho thị trường bất động sản địa phương, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Một trong những dự ánn đang hấp dẫn giới đầu tư là đại đô thị phức hợp Sun Grand Boulevard Sầm Sơn trong hệ sinh thái Sun Group. 90% sản phẩm shophouse thuộc 4 phân khu ra mắt đầu tiên tại dự án đã được giao dịch thành công. Nhiều nhà đầu tư cũng thể hiện sự quan tâm với các boutique hotel chuẩn bị ra mắt.
Theo các đại lý phân phối, Sun Grand Boulevard do Sun Property (thành viên Sun Group) phát triển có sức hút mạnh mẽ bởi đem đến hai giá trị lớn. Thứ nhất, nâng tầm du lịch Sầm Sơn với quảng trường rộng 2ha sức chứa lên tới 10.000 người, trục đại lộ dài 2,6km, rộng 120m kiến tạo không gian giải trí hiện đại hấp dẫn du khách. Thứ hai, dự án đem đến hạ tầng kinh doanh dịch vụ du lịch, dịch vụ lưu trú cao cấp với hệ thống shophouse, boutique hotel ôm trọn trục đại lộ kéo dài từ biển Sầm Sơn đến khu đô thị sông Đơ tương lai.
Vị trí huyết mạch này khiến các shophouse, boutique hotel tại đây sở hữu khả năng kinh doanh, đầu tư sinh lời triển vọng ở một điểm đến du lịch nổi danh khu vực phía Bắc.
Đánh giá sức nóng của Sun Grand Boulevard là hiện tượng của thị trường trong giai đoạn dịch bệnh, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bất động sản Nhật Khang phân tích: “Đây là dự án có quy mô lớn, có một hệ sinh thái đi kèm tốt, được phát triển bởi chủ đầu tư uy tín. Sầm Sơn nói riêng, Thanh Hóa nói chung có hệ thống hạ tầng kết nối thuận lợi, du lịch hiện hữu tại Sầm Sơn cũng đang rất sôi động. Đây là nền tảng kinh doanh tốt và gia tăng giá trị cho các bất động sản gắn với du lịch, nghỉ dưỡng”.
Điểm sáng đầu tư địa ốc 2021
Khảo sát cho thấy, sự nhập cuộc của Sun Group đang tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy thị trường bất động sản Sầm Sơn, trở thành điểm sáng đầu tư trong năm 2021. Từ quý 1 đến nay, thị trường chứng kiến làn sóng đầu tư ngầm đổ về Sầm Sơn trong bối cảnh các thị trường truyền thống như Hà Nội đang xu thế bão hòa, nguồn cung hạn chế.
Sầm Sơn – điểm đến thu hút khách du lịch. Ảnh: T. Dung.
Chị Phạm Tâm, nhà đầu tư ở Hà Nội cho biết, bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng ở Sầm Sơn tiềm năng khi lượng khách du lịch tăng trưởng đều đặn mỗi năm. Riêng năm 2019, Thanh Hóa đón gần 9,7 triệu lượt du khách.
“Dù lượng khách bùng nổ trong vài năm trở lại đây nhưng Thanh Hóa mới có 2 khách sạn 5 sao… Sự thiếu hụt cơ sở vật chất phục vụ du lịch sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư. Các bất động sản được săn lùng không phải đất nền, mà là bất động sản thương mại như shophouse, boutique hotel để đầu tư, kinh doanh dài hạn”, chị Tâm nói.
Còn theo ông Nguyễn Thọ Tuyển – Chủ tịch BHS Group, Thanh Hóa có tiềm năng phát triển bất động sản gắn với du lịch, nghỉ dưỡng không kém những thị trường bất động sản ven biển đã bứt phá mạnh mẽ thời gian qua như Quảng Ninh. “Hiện nay, hầu hết các ông lớn như Sun Group Vingroup… đã về Thanh Hóa phát triển dự án nên giá trị bất động sản tại tỉnh này có xu hướng gia tăng”, ông Tuyển nói.
Hoài Phong