Những công ty có sức ảnh hưởng tới ngành bán lẻ 2021


Top 250 các công ty bán lẻ toàn cầu đã tạo ra tổng doanh thu 4,85 nghìn USD trong năm tài chính 2019, tương ứng với mức tăng trưởng tổng hợp 4,4%. Ảnh: TL.

Deloitte Toàn cầu xếp hạng 6 công ty Đông Nam Á thuộc 250 nhà bán lẻ toàn cầu, trong đó 4 công ty thuộc Top 50 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất.
Những công ty có sức ảnh hưởng tới ngành bán lẻ 2021

Tiến sĩ Ira Kalish, Giám đốc Kinh tế của Deloitte Toàn cầu cho biết: “Thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách là kiểm soát sự bùng phát của đại dịch, bảo vệ những đối tượng bị ảnh hưởng và tăng tốc độ phân phối vaccine. Sự thành công của những việc cần thiết phải làm này sẽ quyết định hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu trong năm tới”.

Top 250 công ty bán lẻ toàn cầu

Thị phần của 10 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới trong tổng doanh thu bán lẻ của Top 250 đã tăng trở lại đạt 32,7 % so với mức 32,2% cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ của Top 10 trong năm tài chính 2019 giảm 1,9% so với năm trước, xuống còn 4,4%, và cũng là câu chuyện tương tự với  tăng trưởng doanh thu của  Top 250 nhà bán lẻ, trên cơ sở tổng hợp giữa tỷ trọng bán hàng và tiền tệ điều chỉnh. Danh sách Top 10 tiếp tục là các công ty Mỹ, với bảy trong số mười công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Doanh thu tối thiểu để một công ty lọt vào Top 250 là 4,0 tỉ USD, tăng từ 3,9 tỉ USD của năm trước, với quy mô công ty trung bình là 19,4 tỉ USD.

Với số lượng lớn nhất các công ty (135) trong danh sách Top 250, các nhà bán lẻ ngành  hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)­ đã tạo ra 66,0% doanh thu bán lẻ trong năm tài chính 2019. Các công ty bán lẻ trong lĩnh vực này có doanh thu bán lẻ bình quân lớn nhất (23,7 tỉ USD), tuy nhiên, đây là lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp cùng với tỷ suất lợi nhuận ròng thấp nhất trong tất cả các lĩnh vực (2,0%).

Ảnh: TL.
Các công ty từ Trung Quốc, Nhật Bản và đặc khu hành chính Hồng Kông chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh sách các công ty bán lẻ tại Châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: TL.

Ông Evan Sheehan, Lãnh đạo phụ trách ngành Bán buôn, Bán lẻ & Phân phối của Deloitte Toàn cầu cho biết: “Thương mại điện tử và chiết khấu giúp tăng trưởng doanh thu bán lẻ cao. Năm trong số mười công ty bán lẻ phát triển nhanh nhất là các công ty bán lẻ trực tuyến và bảy trong số 20 công ty phát triển nhanh nhất là các nhà bán lẻ chiết khấu”.

Phân tích theo địa lý

Châu Âu có số lượng nhiều nhất các công ty bán lẻ  nằm trong Top 250, với 87 công ty có trụ sở trong khu vực. Các nhà bán lẻ Bắc Mỹ đóng góp gần một nửa tổng doanh thu của Top 250 trong năm tài chính 2019 và có doanh thu bán lẻ trung bình lớn nhất, đạt 28,6 tỉ USD, cao hơn nhiều so với quy mô trung bình của Top 250 là 19,4 tỉ USD.

Tuy nhiên, về mặt tăng trưởng, các công ty bán lẻ có trụ sở tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã tăng thị phần doanh thu toàn cầu của Top 250 thêm 0,8%, đạt mức 16,2%, với nhiều công ty mới tham gia thị trường hơn bất kỳ khu vực nào khác. Các công ty  bán lẻ cũng đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2019 so với cùng kỳ năm trước  ở mức 7,1%. Tổng cộng 17 công ty có mức tăng trưởng hai con số trong doanh thu bán lẻ của họ trong năm 2019.

a
Thị phần của 10 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới trong tổng doanh thu bán lẻ của Top 250 đã tăng trở lại đạt 32,7 % so với mức 32,2% cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: TL.

Các công ty từ Trung Quốc, Nhật Bản và đặc khu hành chính Hồng Kông chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh sách các công ty bán lẻ tại Châu Á – Thái Bình Dương – mặc dù sáu nhà bán lẻ của thị trường Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam cũng xuất hiện trong bảng xếp hạng Top 250.

Những điểm nổi bật tại thị trường Đông Nam Á

Trong số sáu công ty của thị trường Đông Nam Á, bốn trong số đó – hai công ty từ Indonesia, một công ty đến từ Philippines và một công ty đến từ Việt Nam – đã được xếp hạng trong Top 50 nhà bán lẻ phát triển nhanh nhất. Các công ty này thuộc ba hạng mục Cửa hàng Tiện lợi /Cửa hàng ở khu vực tiền sảnh (forecourt store); Siêu thị lớn/Siêu trung tâm/Siêu cửa hàng; và cửa hàng Chuyên các sản phẩm Điện tử

Kết quả này phù hợp với quan sát từ một số nghiên cứu người tiêu dùng mới nhất của chúng tôi thực hiện tại Đông Nam Á, cho thấy đại dịch COVID-19 bùng phát đã dẫn đến sự thay đổi thói quen tiêu dùng khi người tiêu dùng thích nghi với cách sống và làm việc mới. Cụ thể, khi dành  thời gian ở nhà nhiều hơn, người tiêu dùng đang gia tăng chi tiêu cho các bữa ăn tự chuẩn bị và đầu tư vào các thiết bị thông minh có  kết nối tốt hơn để gia tăng hiệu quả làm việc hoặc học tập tại nhà.

Ông Pua Wee Meng, Lãnh đạo phụ trách Ngành hàng tiêu dùng, Deloitte Đông Nam Á cho biết: “Trong bối cảnh kinh tế bất ổn tiếp diễn, người tiêu dùng Đông Nam Á cũng đang chuyển hướng ưu tiên sang các mặt hàng thiết yếu như hàng tạp hóa và trở nên thận trọng hơn với các khoản chi tiêu của bản thân trong ngắn hạn.” Cũng theo ông Pua Wee Meng: “Việc tăng cường các hành vi trên nền tảng kỹ thuật số trong đại dịch có thể sẽ kéo dài, nếu không muốn nói là vĩnh viễn. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM