Nhà báo Chí Bình: Ước mơ nhân rộng bản sắc văn hóa vùng đại ngàn

 “Sự thăng trầm của âm nhạc Tây Nguyên qua nhiều giai đoạn lịch sử càng thôi thúc những người yêu âm nhạc ra sức gìn giữ và phát triển”, nhà báo Chí Bình chia sẻ.

Năm 1955, khi lần đầu tiên ra mắt công chúng, âm nhạc Tây Nguyên khiến người nghe sửng sốt bởi tiết tấu rộn ràng, vẻ đẹp mượt mà trong giai điệu với những ca khúc như “Ơ Miết Man” (dân ca Gia Rai), “Chim Jil đi tắm” (dân ca Xơ Đăng) mang nhịp điệu tung tăng như gió sớm, hay “Ơ chim Ktiă” (dân ca Ê Đê) mềm mại, rủ rỉ như lời tự sự…

Sau hơn 10 năm làm nghề, nhà báo Chí Bình được bổ nhiệm làm Trưởng CQĐD Miền Trung – Tây Nguyên Báo Pháp luật Việt Nam (Bộ Tư Pháp).

Tiếp nối nét lạ và đẹp đó, chất liệu âm nhạc dân gian Tây Nguyên tiếp tục được các nhạc sĩ chuyên nghiệp khai thác, làm nên những tác phẩm âm nhạc sống mãi cùng thời gian. Từ những ca khúc “Tiếng hát xứ Mnông Tibri” (Nhật Lai), “Ca ngợi Anh hùng Núp” (Trần Quý) tới các tác phẩm nhạc không lời như nhạc múa “Rông chiêng” (Nhật Lai), nhạc múa “Ca Tu” (Xuân Hòa)…

Sau này, những ca khúc ngân mãi với thời gian như “Em là hoa Plang” (Đức Minh), “Cô gái vót chông” (Hoàng Hiệp – Y Cla Vi), “Bóng cây Knia” (Phan Huỳnh Điểu – Ngọc Anh), “Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên” (Lê Lôi – Kpă Y Lăng)… đã mở ra một “chương” riêng cho âm nhạc Tây Nguyên song hành suốt chiều dài phát triển cùng đất nước.

Nhà báo Chí Bình nhiều năm liền được mời làm BGK các cuộc thi âm nhạc, tìm kiếm diễn viên tài năng trong nước.

Chính từ những đặc sắc riêng biệt ấy, âm nhạc dân gian các dân tộc Tây Nguyên được giới nghiên cứu đánh giá cao về tính nguyên sơ, phong phú và độc đáo, trong kho tàng âm nhạc dân gian các dân tộc Việt Nam. Nhiều thế hệ ca sĩ, nhạc sĩ các dân tộc người Tây Nguyên lần lượt xuất hiện, đã lưu được dấu ấn sáng tác của mình trong giới âm nhạc chuyên nghiệp và trong lòng công chúng yêu nghệ thuật. Họ đã đồng hành cùng đội ngũ các nhạc sĩ Việt Nam làm nên vẻ đẹp của âm nhạc cách mạng để ca ngợi quê hương, tình yêu con người và mảnh đất bazan đầy nắng gió…

Thế nhưng về lâu dài, để âm nhạc dân gian Tây Nguyên tiếp tục phát triển, tỏa sáng trong nền âm nhạc Việt Nam, thiết nghĩ cần có những người tâm huyết, say mê, trăn trở với vùng đất đầy nắng gió này, để có thể tìm tòi ra những nhân tài góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa âm nhạc đặc trưng của vùng đất đỏ bazan.

Chí Bình trong chuyến đi tìm hiểu nét văn hoá của xứ sở Kim Chi năm 2017.

Với mong muốn giữ gìn và nhân rộng những bản sắc văn hóa âm nhạc độc đáo của vùng đất Tây Nguyên, nhà báo Chí Bình đã và đang ấp ủ thực hiện dự án âm nhạc “Liên hoan Tiếng hát đại ngàn”. Thông qua chương trình ý nghĩa này sẽ góp phần tìm kiếm những tài năng mới, tạo điều kiện để người yêu âm nhạc thể hiện bản thân mình. Cùng với đó, anh mong muốn đây sẽ là nhip cầu nối giữa tình yêu núi rừng với đông đảo người nghe nhạc, để những người nghệ sĩ trẻ đến gần hơn với công chúng, thực hiện ước mơ trên những sân khấu được đầu tư chuyên nghiệp.

Trong thời gian qua, anh thực hiện được rất nhiều chương trình từ lớn đến nhỏ thành công vang dội, khiến không ít các anh em nghệ sĩ Việt Nam phải công nhận và dành những tình cảm yêu mến cho anh. Hiện nay anh đang là Trưởng CQĐD Miền Trung – Tây Nguyên Báo Pháp Luật Việt Nam (Bộ Tư Pháp).

Nhà báo Chí Bình trong lễ ra mắt CQĐD Tạp chí Biển Việt Nam phía Nam.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm làm nghề, những anh em nghệ sĩ biết đến Chí Bình khi anh tổ chức nhiều chương trình ca nhạc quy mô, quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu cũng khá thân thiết với anh để cùng tham gia để giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đối với anh đó chính là niềm hạnh phúc.

Hy vọng rằng Liên hoan “Tiếng hát đại ngàn” sẽ là một chương trình rực rỡ và thành công nữa mà nhà báo Chí Bình thực hiện. Góp phần giữ vững tình yêu âm nhạc Tây Nguyên trong lòng những người con đất Việt nói chung, hơn thế nữa là góp phần quảng bá nèn âm nhạc Tây Nguyên đến với bạn bè Quốc tế.

TH

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM