Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng và cách điều trị hiệu quả

Tình trạng nhiệt miệng khá phổ biến hiện nay. Trong các bữa ăn hằng ngày, đặc biệt khi ăn các loại đồ ăn cay nóng và thiếu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nhiệt miệng mùa hè còn có thể xảy ra do thói quen hút thuốc hoặc sức khỏe tinh thần đang gặp ảnh hưởng, stress kéo dài,…
Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng
Thông thường, những nguyên nhân chủ yếu mà hầu như ai bị cũng sẽ nói đó là do nóng trong hoặc thiếu vitamin C, chất xơ, ăn ít rau quả, thực vật. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây nhất của các bác sĩ chuyên về nha khoa chứng mình được nhiệt miệng còn có thể là do các nguyên nhân khác gây nên:
Empty
Ảnh minh họa
Tổn thương niêm mạc miệng
Những tổn thương này có thể do vi khuẩn từ các bệnh lý về răng miệng gây nên như bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh chóp răng… Mà nguyên nhân gây ra những bệnh lý này thường là do cao răng. Vì cao răng chính là môi  trường sống lý tưởng của vi khuẩn, việc cao răng bám quanh răng tạo điều kiện thuận lượi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công răng gây ra những bệnh lý về răng miệng.
Rối loạn thể dịch
Trường hợp này có thể xảy ra khi cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh khác như bệnh gan, thận, thiếu chất sắt, axit folic…
Empty
Ảnh minh họa
Chấn thương bị nhiễm trùng: Nếu niêm mạc bên trong khoang miệng bị chấn thương và có vết lét, mà không có phương pháp sát trùng hiệu quả ngay tại thời điểm đó, làm cho vết thương bị nhiễm trùng và gây ra tình trạng nhiệt miệng.
Áp lực tinh thần, stress, rối loạn nội tiết
Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng, do bị ảnh hưởng trực tiếp của quá trình suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể không có sức lực để chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
Cách điều trị nhiệt miệng
Súc miệng bằng nước muối hàng ngày: Nước muối có khả năng sát trùng rất tốt, do đó, hàng ngày, bạn nên tập cho mình thói quen súc miệng bằng nước muối hàng ngày, 3 -4 lần một ngày để làm sạch khoang miệng, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
Empty
Ảnh minh họa
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, đặc biệt là bổ sung thêm các loại khoáng chất, vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Sử dụng các loại thức ăn  và nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như nước bí cao, nước cam, nước rau má…
Dùng túi trà lọc: Sau khi dùng xong hãy giữ lại túi trà và chườm lên vùng miệng cần làm lành, giữ một lúc rồi mới rửa sạch. Trong trà có chất giúp làm lành vết thương, vết lở loét trong miệng.
Dùng nha đam: Đặc tính kháng khuẩn của nha đam giúp làm dịu, điều trị và chữa lành vùng da bị lở, đồng thời thúc đẩy việc quá trình làm lành diễn ra nhanh hơn, từ đó giảm viêm sưng do mụn nước.
Sữa tươi: Thoa một ít sữa lên môi hoặc vùng bị lở, giữ một lúc rồi sửa sạch.
Dùng tỏi: Ép vài tép tỏi và đặt lên các mụn nhiệt hoặc vết lở trong miệng, đợi một lúc rồi rửa sạch bằng nước.
Nước cốt dừa: Nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3-4 lần/ ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM