Một số mô hình nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay

ình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là một lựa chọn tuyệt vời cho tất cả những ai đang có ý định mở cơ sở kinh doanh của riêng mình. Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp mở theo hình thức kinh doanh này ngày càng tăng nhanh, và đó là lý do tại sao chúng tôi muốn giới thiệu TOP 10 Nhượng quyền thương hiệu hấp dẫn nhất để đầu tư.
  1. Nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee
Highland là một thương hiệu cafe không còn xa lạ với người Việt. Với số lượng cửa hàng phủ rộng khắp cả nước, các quán cafe Highland dễ dàng thu hút khách hàng bởi vị trí trung tâm, không gian rộng rãi và chất lượng đồ uống đồng nhất giữa các cửa hàng. Tuy nhiên, điều kiện để mua nhượng quyền thương hiệu Highland cũng như chi phí mua nhượng quyền và chi phí đầu tư ban đầu để mở cửa hàng tương đối cao. Chi phí ban đầu ước tính khoảng 3 – 5 tỷ đồng với chi phí nhượng quyền hàng tháng là 7% doanh thu trong 5 năm đầu. Ngoài ra, vị trí cửa hàng phải ở trung tâm, gần khu vực dân cư hoặc có nhiều toà văn phòng với diễn tích tối thiểu từ 150 – 200m2. 
  1. Nhượng quyền thương hiệu Cộng Cafe 
Cộng đã bắt đầu nhượng quyền thương hiệu cafe từ năm 2018. Tuy nhiên hiện nay mới có tổng 60 cửa hàng tại Việt Nam và 2 cửa hàng tại Hàn Quốc. Nguyên nhân là do các điều kiện nhượng quyền khá khắt khe; yêu cầu về trang trí, thiết kế phức tạp khiến nhiều nhà đầu tư còn e ngại. Mặc dù chi phí nhượng quyền chỉ khoảng 150 triệu/năm nhưng để setup không gian như vậy bạn cần tới 2.5 đến 3.8 tỷ.
  1. Thương hiệu Cafe Ông Bầu
Cafe Ông Bầu được 3 ông bầu lớn của nền bóng đá Việt Nam là Bầu Đức (Hoàng Anh Gia Lai), Bầu Hải (NutiFood) và Bầu Thắng (Đồng Tâm) thành lập vào năm 2019. Chỉ sau 2 năm hoạt động, hiện nay Ông Bầu đã sở hữu hơn 100 cửa hàng tại khắp các tỉnh trên cả nước và vẫn đang có hơn 600 hồ sơ đăng ký mở quán cà phê nhượng quyền chờ xét duyệt. 
Chi phí nhượng quyền Cafe Ông Bầu phụ thuộc vào mô hình mà nhà đầu tư lựa chọn. Có hai mô hình chính là mô hình quầy bar di động với mức đầu tư 127 triệu và chỉ cần 2 – 5 mét vuông diện tích mặt bằng đã có thể mở quán; còn mô hình cố định tùy vào quy mô quán theo yêu cầu diện tích từ 70 – 220m2 mà mức đầu tư có thể dao động trong khoảng 255 – 459 triệu.
  1. Nhượng quyền thương hiệu trà sữa Ding Tea
Ding Tea hiện là thương hiệu nhượng quyền đồ uống lớn nhất của Đài Loan tại Trung Quốc. Thương hiệu Ding Tea đang như một cơn bão rất nhanh chóng lan rộng ra xung quanh những nước Châu Á với chuỗi 650 cửa hàng trên toàn thế giới. Chi phí nhượng quyền DingTea là 20.000 USD (Khoảng 450 triệu đồng), dùng vĩnh viễn cho 1 cửa hàng với phí quản lý hàng tháng là 100$/ cửa hàng.
  1. Thương hiệu Guta Cafe
Guta Cafe ra đời vào năm 2016 với mong muốn giữ gìn và duy trì nét văn hóa “cà phê vỉa hè” của người Việt. Guta Cafe hoạt động chính với ba mô hình Guta cart, Guta kiosk và Guta store, chi phí nhượng quyền dành cho từng mô hình cũng sẽ có sự chênh lệch.
Hiện tại, Guta Cafe chỉ mở quán cafe nhượng quyền với hai mô hình Guta kiosk và Guta store. Guta kisok đòi hỏi chi phí nhượng quyền 30 triệu, ký quỹ nguyên vật liệu 20 triệu và chi phí đầu tư rơi vào khoảng 300 triệu. Còn Guta store có chi phí nhượng quyền 60 triệu, ký quỹ nguyên vật liệu 50 triệu và chi phí đầu tư 500 triệu. Thời hạn chung của hợp đồng kéo dài 5 năm.
  1. Cửa hàng nhượng quyền Nhật Bản PANPAN
PanPan là chuỗi cửa hàng Nhật nội địa tại Việt Nam được vận hành bởi Công ty CP TM&DV Panpan. Đây là chuỗi cửa hàng theo mô hình cửa hàng tiện lợi với hàng nghìn SKU hàng tiêu dùng Nhật nội địa. Đặc biệt, PANPAN được ủy quyền kinh doanh nhiều mặt hàng Nhật nội địa độc quyền.
Chi phí nhượng quyền là 5tr/m2 (áp dụng cho diện tích cửa hàng từ 30m2 trở lên). Với chi phí nhượng quyền này, đối tác sẽ được set up toàn bộ cửa hàng theo quy chuẩn của PanPan với 39 hạng mục. Trung bình mỗi cửa hàng sẽ đạt mức lợi nhuận từ 20-30%/doanh thu. Doanh thu trung bình thì thường bằng 30-50% tổng giá vốn hàng hoá.
PanPan có gói ứng vốn kinh doanh lên đến 600 triệu đồng. Nhà đầu tư chỉ cần số vốn ban đầu 50 triệu đồng cùng mặt bằng. Cửa hàng Nhật PanPan được đánh giá là mô hình nhượng quyền hot nhất hiện nay với vốn đầu tư thấp lại được ứng vốn cao kèm theo những đặc quyền mà không một mô hình nào khác có được.
Để nhượng quyền kinh doanh cửa hàng tiện lợi PANPAN liên hệ hotline 1900-636-001, hoặc đăng ký tại: https://panpan.today/nhuong-quyen-thuong-hieu/
  1. Nhượng quyền Kichi Kichi
Là chuỗi nhà hàng chuyên về buffet lẩu tại Việt Nam, ra đời vào năm 2009, bao gồm các món ăn ngon và đa dạng được phục vụ với hình thức băng chuyền độc đáo, hiện đại. Nhờ vào mô hình độc đáo, lẩu băng chuyền Kichi Kichi đã chiếm tình cảm của khách hàng bởi sự chuyên nghiệp, chất lượng, mới lạ của mình. Kichi Kichi hiện đang có 29 nhà hàng kinh doanh trên toàn quốc. Giá nhượng quyền Kichi Kichi tối thiểu là 300.000 USD.
  1. Nhượng quyền Pizza Hut
Pizza Hut là công ty con của tập đoàn Yum! Pizza hiện đang có hơn 6000 nhà hàng ở Mỹ và hơn 16.000 địa điểm cửa hàng ở hơn 100 quốc gia và những vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Chi phí nhượng quyền Pizza Hut từ 300.000 – 2.200.000 USD.
  1. Nhượng quyền KFC
Hiện tại KFC đang có mặt trên 118 quốc gia khác nhau, chiếm 50% thị trường fast food trên thế giới với số lượng hơn 14.000 cửa hàng. KFC là thương hiệu thức ăn nhanh và quá quen thuộc với người tiêu dùng trên thế giới. Vào cuối năm 1997, KFC xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam, đến nay đã phát triển hơn 140 cửa hàng, có mặt tại 19 địa điểm khắp nơi ở Việt Nam. Chi phí nhượng quyền thương hiệu cho KFC từ 1.300.000 – 2.500.000 USD. 
  1. Nhượng quyền thương hiệu 25 Fit
Nhượng quyền 25 FIT chỉ sử dụng duy nhất một loại hình tập luyện đó là EMS với 2 phòng tập mẫu với diện tích vô cùng nhỏ gọn là 60m2 (2 máy tập) và 90m2 (4 máy tập). Mỗi lần tập chỉ tối đa 2 người với thời gian 25 phút nên hiệu suất hoạt động trên mỗi máy rất cao.
Việc nhượng quyền thương hiệu 25 Fit sẽ yêu cầu một diện tích không quá lớn, chỉ cần mặt bằng diện tích từ 60 mét vuông là đủ. Tổng chi phí đầu tư máy móc và trang thiết bị cho việc nhượng quyền 25 Fit sẽ tốn khoảng 3 tỷ đồng. 
Tổng hợp
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM