Hơi thở đương đại của kiến trúc truyền thống Trung Hoa

Hòa cùng dòng chảy của thời đại mới, kiến trúc truyền thống Trung Hoa đã có những bước chuyển mình mang hơi thở đương đại, phát triển những cái mới dựa trên nền tảng của kiến trúc truyền thống dân gian. Dưới đây là một vài bài học đổi mới của nền kiến trúc giàu truyền thống và bản sắc văn hóa này.
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
KTS, nhà thiết kế và nhà sáng chế người Mỹ Buckminster Fuller từng định nghĩa nguyên tắc Dymaxion là “xây dựng nhiều hơn nhưng tiêu tốn ít khối lượng, thời gian và năng lượng hơn trên mỗi mức hiệu suất chức năng cho phép”.
Tầm nhìn của KTS Buckminster Fuller khi thiết kế căn nhà Dymaxion có lẽ sẽ thành công vang dội nếu phát huy được hết tiềm năng, nhưng tiếc là căn nhà đã sớm bị bỏ hoang. Thiết kế này cung cấp giải pháp cho sự thiếu hụt nhà ở trong thời kỳ hậu chiến. Đó là nhờ vào khả năng kết hợp vật liệu mới, ứng dụng công nghệ bền vững, dễ lắp ráp và sản xuất hàng loạt.
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Điều thú vị là, nguyên tắc về tính bền vững và triết lí “more with less” của Fuller vẫn còn chiếm ưu thế rộng rãi trong các thiết kế bền vững ngày nay. Đặc biệt là trong những dự án kiến trúc bản địa, liên quan đến bảo tồn di tích và tái hiện lịch sử.
Sau đây, chúng ta hãy cùng khám phá những dự án kiến trúc Trung Hoa được làm mới theo hơi thở đương đại trên nền tảng kết cấu dân gian truyền thống, ứng dụng triết lý xây dựng bền vững của Fuller.
Xây dựng trên nền móng hiện hữu
Được thiết kế bởi studio LUO, Party and Public Service Center of Yuanheguan Village (Tạm dịch: Hội đồng nhân dân thôn Yuanhegua) được xây dựng với hy vọng thúc đẩy kinh tế địa phương và cải thiện cảnh quan môi trường xung quanh. Lúc ban đầu, đây là văn phòng ủy ban của thôn, thiết kế mới nhằm mục đích cải tạo văn phòng cũ thành khu tiếp dân. Để đảm bảo phục vụ dân trong thôn, người ta phải tìm cách xây dựng công trình trong một thời gian ngắn.
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Sau khi khảo sát hiện trạng cẩn thận, studio LOU quyết định giữ lại các cột trụ bê tông dù đã bị bong tróc nhiều năm, vì nó vẫn đáp ứng yêu cầu cho công trình sau. Một cách thận trọng, đội thiết kế đã đặt ra vài nguyên tắc cho công trình: tránh làm hư tổn hoặc thay đổi kết cấu nguyên bản, giảm thiểu tải trọng tăng thêm từ công trình mới phía trên, kết hợp hiệu quả lực tác động của công trình cũ và phần mở rộng mới.
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Thông qua dự án này, studio LUO hi vọng rằng công trình mới không chỉ đáp ứng được nhu cầu của ủy ban thôn mà còn tạo được một không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho người trong thôn.
Hồi sinh mái hiên/ mái che
Tongde Hall thiết kế bởi studio ZSZY, được xây dựng nhằm mục đích tái hiện vinh quang một thời của nhà thờ họ cổ – tinh hoa của thôn làng. Dự án này tôn vinh kết cấu cổ xưa như một điểm nhấn nổi bật của ngôi làng.
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Suốt quá trình thiết kế, các KTS và nhà thiết kế đã tìm cách đưa vào một hệ thống mới có khung cáp treo kết hợp thép và gỗ, cột gỗ cao và mái bằng kính rộng 965 m2 để kết nối hai di tích lại thành một. 78 cột gỗ được sử dụng để hình thành một ma trận kết hợp, có kết cấu cáp thép linh hoạt và ổn định để bảo vệ nhà thờ họ. Tất cả hợp thành một chiếc ô khổng lồ để bảo vệ di tích khỏi tác động của mưa.
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Thiết kế này đóng góp giải pháp cho sự hồi sinh những di tích lịch sử cấp thấp bị hạn chế về kinh phí và thời gian. Sự tương phản mạnh mẽ giữa tường đá núi lửa cổ và không gian kiến trúc mới (của thép và gỗ) là hiện thân của sự va chạm văn hóa ở Hải Nam, từ một hòn đảo địa phương truyền thống phát triển thành một thương cảng quốc tế tự do.
Sử dụng những vật liệu bản địa bị bỏ hoang
Nằm ở phía Bắc của chân núi Taihang, thôn Longquanguan, Quận Fuping, Hebei (Hà Bắc), công trình Pergola ở làng Luotuowan là một dự án khác của studio LUO. Môi trường xung quanh là núi đồi, giao thông khó khăn làm cản trở phát triển kinh tế của thôn. Số lượng nhà xiêu vẹo ở đây ngày càng nhiều.
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Trước khi cải tạo, dân làng được phép chọn mái gỗ truyền thống hoặc mái bê tông đúc cho căn nhà của mình. Giải pháp thứ hai được các KTS ưa thích vì dễ thực hiện hơn và vì dân làng đa phần là người trung niên và cao tuổi. Suốt quá trình sửa sang lại làng, một số lượng lớn xà và kèo bằng gỗ đã bị tháo dỡ và bỏ lại.
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Trước đây, gỗ phế thải được đốt để sưởi ấm và nấu nướng. Nhưng ngày nay, để hưởng ứng kêu gọi bảo vệ môi trường sinh thái và phòng chống cháy rừng, người ta không sử dụng những phần gỗ bị tháo dỡ này.
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Bằng cách tái sử dụng gỗ cũ, các KTS đã tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu suất sử dụng. Họ phát triển một cấu trúc mô-đun để lắp ráp tại chỗ nhanh chóng và dễ dàng. Vật liệu cho các đơn vị xây dựng này được thiết kế nhỏ nhất có thể để có thể tái sử dụng nhiều chất thải gỗ hơn và người dân cũng có thể dễ dàng tự thực hiện.
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Từng đơn vị thanh gỗ được sử dụng để tạo thành hệ thống kết cấu, giúp tăng cường sự ổn định và hình thành một không gian lớn. Cấu trúc dạng lưới giúp cải thiện khả năng chịu lực tác động từ tự nhiên, do đó đảm bảo an toàn hơn khi sử dụng trong thời gian dài.
Tái hiện truyền thống
Công trình Tahoe Qingyun Town cách Fuzhou (Phúc Châu) 30km về phía Đông Nam, được thiết kế bởi Shanghai Tianhua (Thiên Hoa Thượng Hải). Trong gần một nghìn năm kể từ thời Nam Tống, Fuzhou Yongtai nổi tiếng với kho tàng văn hóa địa phương. Môi trường văn hóa và vẻ đẹp tự nhiên của Yongtai ghi dấu nhờ vào sự kết hợp giữa cây cối, những con lạch, những ngọn núi và dòng suối. Dựa trên cảnh quan tự nhiên, chính quyền Tahoe đề xuất tạo ra một điểm nghỉ dưỡng độc đáo tích hợp văn hóa thiền truyền thống của triều đại nhà Tống.
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Thiết kế đã tinh chỉnh những yếu tố biểu tượng của mái nhà đời Tống và lắp ráp lại thành các khối xây dựng. Mặt đứng được phác bằng những tấm nhôm vân gỗ tái hiện nét quyến rũ của kiến trúc thời Nam Tống.
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Nét kiến trúc vừa trang trọng vừa đổi mới cho ra đời một hình thái mới của ngôn ngữ thiết kế truyền thống. Toàn bộ công trình sử dụng kết cấu thép. Theo tỷ lệ của mái hiên đời nhà Tống, bệ đỡ hình tam giác được chọn làm yếu tố chủ đạo, làm cho hệ thống kết cấu chính của văn phòng bán hàng được định hình có trật tự.
Xây dựng dựa trên đối thoại không gian với thôn làng
Công trình Mountain House in Mist (Tạm dịch: Ngôi nhà trên đỉnh mù sương), được thực hiện bởi Shulin Architectural Design với sáng kiến trở thành cầu nối giữa không gian với dân làng.
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Ý định ban đầu của các KTS là làm sao để tạo một phòng giải trí cho dân làng, …. Ở tầng một của nhà sách, có một không gian bán mở ngoài trời trên cao và mười cột kết cấu để đỡ toàn bộ ngôi nhà. Không gian khép kín nằm ở tầng hai, kết nối với bên ngoài bằng cầu thang ngoài trời.
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Hơi thở Đương Đại Của Kiến Trúc Truyền Thống Trung Hoa
Chỉ có một quầy nhỏ ở tầng một phục vụ đồ uống, còn lại là không gian mở hoàn toàn. Dân làng có thể nhâm nhi chuyện trò, còn lũ trẻ có thể vui đùa thỏa thích. Chính không gian mở đã kết nối tất cả các hoạt động lại với nhau.
Trên mặt đứng, những tấm pin mặt trời hiếm hoi của ngôi làng biến căn nhà trở nên mờ ảo. Ánh sáng trong phòng hóa nhẹ nhàng khi len lỏi qua những tấm pin này, làm không gian đọc sách vô cùng thoải mái. Chất liệu mờ cho phép độc giả bên trong liếc nhìn khung cảnh bên ngoài, thỏa mãn trải nghiệm mờ mờ ảo ảo giữa không gian bên trong và bên ngoài.
Biên dịch | Anh Tuấn (Nguồn: Archdaily)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM