Đại bi là vị thuốc dùng trong cả Đông và Tây y.

Cây đại bi, tên khoa học Blumea balsamifera (L.) DC., thuộc họ Cúc (Asteraceae); còn có tên mai hoa băng phiến, long não hương, từ bi, mai phiến… 

Đại bi là vị thuốc dùng trong cả Đông và Tây y.
Theo y học cổ truyền, cây đại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm; có tác dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ; chữa cảm sốt, ho, đầy bụng khó tiêu, trị thấp khớp, đau bụng kinh… Dùng ngoài chữa chấn thương, mụn nhọt, ghẻ ngứa, lấy lỏ gió đắp hoặc nấu nước tắm. Có thể làm thuốc ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau. Mai hoa băng phiến vị cay đắng, tính hơi hàn; vào các kinh tâm, phế và tỳ. Tác dụng khai khiếu, tịch uế, chỉ thống; làm tan màng mộng ở mắt; trị trúng phong đàm quyết, kinh giản, ngực bụng lạnh đau.
 Bài thuốc chữa bệnh có đại bi
Chữa cảm sốt: Lá đại bi, lá bưởi, lá chanh, lá sả, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, cho tất cả vào nồi, đun sôi. Để nồi nước trước mặt người bệnh, trùm chăn, lấy đôi đũa khuấy đều nước để hơi nước bốc lên cho ra mồ hôi. Xông từ 2 – 3 lần trong 1 tuần, khi dứt cảm cúm, có sốt nhẹ.
Hoặc lấy 1 nắm lá đại bi tươi, 1 nắm lá ngải cứu tươi, 1 nắm cám gạo trộn đều rang trên chảo cho tới khi nóng già, lấy ra gói vào 1 miếng vải chườm nóng khắp người để giải cảm.
 
Đại bi là một trong 5 loại lá trong nồi lá xông trị cảm.
Chữa ho: Lá đại bi 200g, lá chanh 50g, rễ cà gai leo 100g, rễ thuỷ xương bồ 100g, củ sả 100g, trần bì 50g. Tất cả phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần để được 700ml dung dịch, lọc, thêm 300ml xi rô để được 1 lít cao. Ngày uống 40ml, chia làm 2 lần.
Chữa viêm khớp dạng thấp: Rễ đại bi, kê huyết đằn, mỗi vị 30g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Chữa đau bụng kinh: Rễ đại bi 30g, ích mẫu 15g. Sắc uống.
Chữa trúng phong sau sinh đẻ: Lá cây đại bi, lá quất hồng bì, sả, ngũ trảo, tỷ lệ đều nhau. Nấu nước tắm.
Bài thuốc chữa bệnh có mai hoa băng phiến
Trị các chứng bệnh trúng phong, kinh giản, hôn mê, co giật
Công dụng: Khai khiếu hồi tỉnh, dùng một trong các bài:
Chí bảo đơn: Xạ hương 7,5g; chu sa 30g; sừng tê giác 30g; hùng hoàng 30g; đồi mồi 30g; hổ phách 30g; vàng lá 50 lá; băng phiến 7,5g; ngưu hoàng 15; an tức hương 45g. Tất cả nghiền bột mịn, hay làm viên hoàn. Thuốc bột uống mỗi lần 0,8g (5 phân); hoặc 1 hoàn. Ngày uống 1 – 2 lần, uống với nước đun sôi còn nóng.
 An cung Ngưu hoàng hoàn: Ngưu hoàng 63g, uất kim 63g, tê giác 63g, hoàng cầm 63g, hoàng liên 63g, hùng hoàng 63g, chi tử 63g, băng phiến 10g, xạ hương 20g. Chế thành thuốc hoàn. Có sản phẩm lưu hành, uống theo liều quy định.
Hạ sốt, chống viêm, giảm đau
Thuốc bột Bằng băng: Băng phiến, bằng sa, huyền minh phấn, chu sa. Tất cả nghiền bột mịn. Dùng bột thuốc thổi vào họng, hoặc bôi vào chỗ đau. Sau khi bôi thuốc, nước bọt sẽ tăng nhiều, ngậm vài phút sau mới nhổ nước bọt đi. Chữa chân răng sưng nhức, loét niêm mạc vòm miệng, trẻ em đang bú bị mụn thành vệt trắng ở miệng (nga khẩu).
Tan màng mộng, sáng mắt
Băng phiến nghiền thật mịn, điểm vào khoé mắt. Trị đau mắt đỏ sinh màng mộng.
  Trị viêm tai giữa có mủ
 Băng phiến 2,5g; xạ hương 0,5g; chương đơn 10g, mẫu lệ 10g, hoàng liên 10g, long cốt 15g. Tất cả tán bột mịn. Mỗi lần lấy một ít thuốc thổi vào tai
Trà Mi-t/h
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM