Chàng trai gốc Việt và hành trình đưa bánh mì Việt Nam đến Mỹ
Từ khi còn bé, hầu như ngày nào Jimmy Trinh cũng ăn bánh mì. Bố mẹ của Jimmy là người Việt Nam nhập cư tại Mỹ và họ sở hữu một nhà hàng. Do đó, mỗi buổi sáng trước khi đến trường, Jimmy đều có một hộp đầy ắp bánh mì kẹp pate nhồi rau và dưa muối.
Đôi khi, Jimmy ăn kèm với thịt gà thơm mùi sả mà mẹ anh làm hoặc món thịt bò hầm còn sót lại của bữa tối. Và Jimmy thực sự không thích món ăn này.
Hành trình đến Việt Nam và sức hút của chiếc bánh mì
Tuy nhiên, mọi cái nhìn tiêu cực về món bánh mì đã thay đổi sau khi Jimmy đến Việt Nam. Những tưởng chuyến du lịch sẽ chỉ kéo dài ba tuần nhưng Jimmy đã dành cả một năm để khám phá mảnh đất quê hương mình. Ở đó, anh bị cuốn hút vào món bánh mì và đam mê phát triển món bánh mì kẹp.
Sau khi trở về Mỹ, Jimmy quyết tâm mở một cửa hàng bánh mì của riêng mình, ngay cả khi bố mẹ khuyên can. Là những người đã từng trải trong lĩnh vực nhà hàng, bố mẹ hy vọng anh có thể trải nghiệm về kinh doanh thực phẩm nhưng việc làm liên tục suốt 17 giờ mỗi ngày thực sự cực nhọc. Do đó, họ muốn thuyết phục anh đi theo con đường khác.
Cửa hàng bánh mì năm ftrong Delmar Loop. Ảnh: Mabel Suen
Trước đó, Jimmy đã từng đảm nhiệm vị trí bếp trưởng và tổng giám đốc của một nhà hàng sushi, có tên Tani Sushi Bistro. Jimmy rời Tani vào cuối năm 2019 và quyết tâm biến ước mơ mở một nhà hàng chuyên bán bánh mì thành hiện thực.
Sau khi tìm kiếm các khu vực lân cận khắp khu St. Louis, anh nhận thấy Delmar Loop là lựa chọn hoàn hảo cho việc mở nhà hàng. Sau đó, anh giành được một vị trí trên Melville, cho một nhà hàng nhỏ Ấn Độ Taj Mahal. Anh làm mới không gian bằng lớp sơn màu xám nhẹ nhàng, những bức ảnh đen trắng về Việt Nam và vài chiếc ghế màu đỏ tươi.
“Sống sót” qua thời kì COVID-19
Cửa hàng bánh mì chính thức mở cửa vào ngày 25/2/2020. Nói về tầm nhìn của cửa hàng, Jimmy cho biết, anh muốn biến cửa hàng thành một địa điểm phục vụ nhanh kiểu trường học cũ, nơi anh ấy sẽ làm quen với khách hàng của mình thông qua tương tác trực tiếp.
Jimmy không xây dựng dịch vụ điện thoại hay trang web. Thay vào đó, anh hy vọng nhà hàng của mình sẽ là một nơi mà mọi người có thể đến và tìm hiểu, bằng cách truyền miệng.
Ban đầu những chiếc bánh mì được thiết kế để khách vào trong cửa hàng thưởng thức nhưng hóa ra, chúng lại trở thành những bữa ăn hoàn hảo để mang đi. Ảnh: Mabel Suen
Vài tuần sau khi khai trương, công việc kinh doanh diễn ra phát đạt. Dù bận rộn nhưng Jimmy đã hòa vào nhịp điều hành cửa hàng. Nhưng khi đại dịch COVID-19 tấn công St. Louis, thế giới của Jimmy hoàn toàn đảo lộn. Giống như mọi chủ nhà hàng khác trong thị trấn, anh phải nhanh chóng thích nghi.
Jimmy đã thiết lập hệ thống đặt hàng trực tuyến, có điện thoại và sẵn sàng phục vụ khách những món ăn mà anh tự hào. Tất cả những điều này có vẻ khác so với dự định ban đầu của anh.
Tuy nhiên, Jimmy lại có được những trải nghiệm mà anh chưa từng nghĩ đến. Vào thời điểm hệ thống đặt hàng trực tuyến đi vào hoạt động, Jimmy phụ trách nhận đơn và giao đồ ăn cho khách. Rõ ràng, với những tùy chọn và sửa đổi được đưa ra, khách hàng chỉ cần lướt và nhấp là có thể đặt hàng. Và Jimmy sẽ chuẩn bị sẵn sàng đồ ăn trước khi khách đến lấy.
Bánh mì thịt lợn nướng với thịt lợn xá xíu. Ảnh: Mabel Suen
Anh tương tác với khách hàng bằng trải nghiệm đón khách bên lề đường. Đây là lựa chọn duy nhất của cửa hàng bánh mì để lấy đồ ăn vào thời điểm này. Khi bạn đặt hàng trực tuyến, nền tảng sẽ nhắc bạn nhập thông tin xe của mình, để khi bạn đến điểm đón đã định, Jimmy có thể nhanh chóng giao đồ ăn cho bạn.
Bên cạnh đó, Jimmy cũng đặc biệt quan tâm đến việc đóng gói và trình bày món ăn. Anh sắp xếp mọi thứ như thể đây là một món quà được mở gói và thưởng thức, chứ không chỉ đơn giản là xé ra.
Bánh sừng bò Việt Nam được gói với bơ, pho mát, pate, giăm bông, rau muối và nước sốt. Jimmy để hở phần trên của bánh để khách hàng có thể thưởng thức chúng khi đang di chuyển và phần vụn bánh không rơi vãi khắp nơi. Tất cả đều được suy nghĩ cẩn thận để chiếc bánh mì trở nên đặc biệt nhất.
Trinh đã làm việc với Vitale’s Bakery, để phát triển một loại bánh mì baguette mềm, dai và được nạm lớp vàng vụn ở bên ngoài. Đó là một lớp ngoài tuyệt vời cho các món ăn như thịt bò nướng sốt đậu nành hoặc món gà hấp sả đặc biệt của mẹ anh.
Mặc dù bánh mì sandwich là nguồn cảm hứng cho cửa hàng bánh mì nhưng Jimmy cũng ghi dấu ấn với các món ăn khác. Anh thiết kế các hộp mì mang đi, bên trong có bánh mì sandwich, rau… để khách có thể lắp ráp nó khi sẵn sàng ăn.
Gỏi cuốn, được thiết kế riêng để có thể cầm tay, là một điểm nhấn khác. Những chiếc gỏi cuốn lớn được cuốn với tôm jumbo và thịt lợn nướng. Đi kèm với chúng là nước sốt, được làm từ hoisin và đậu phộng. Tất cả kết hợp lại tạo nên sự cân bằng hoàn hảo giữa vị ngọt và mặn.
Nói về những rủi ro khi mở cửa hàng bánh mì trong thời kì đại dịch, Jimmy thẳng thắn chia sẻ, mặc dù anh có các công cụ truyền thông xã hội theo ý mình, nhưng mục tiêu của nhà hàng là gây sự chú ý cho những sinh viên và người đi bộ trên đường.
Anh đã từng nghĩ đến việc đứng trước cửa hàng và chào mời thực khách vào trong, cả hai sẽ trao đổi với nhau qua những câu chuyện thú vị. Nhưng giờ, mọi thứ đã không thành hiện thực vì COVID-19.
Jimmy hy vọng mọi thứ sẽ tốt hơn sau đại dịch. Vì những giọt nước mắt duy nhất nên rơi ở cửa hàng bánh mì là những giọt nước mắt hạnh phúc, trước những chiếc bánh mì tuyệt đẹp.