Cách giúp bạn đề phòng sốc nhiệt khi trời nắng nóng

Sốc nhiệt là tình trạng thân nhiệt tăng quá mức trên 40 độ, nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng kéo dài cơ thể chúng ta không kịp thích nghi.
Những ngày qua, Hà Nội và toàn miền Bắc đang gánh chịu hình thái thời tiết vô cùng khắc nghiệt do nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 37-39 độ, có nơi trên 40 độ.
Empty
Ảnh minh họa
Trong những ngày nắng nóng cao độ rất dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như: cháy nắng, chuột rút, ngất, say nắng… trong đó nguy hiểm nhất là sốc nhiệt. Những đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính (tim mạch, gan, ung thư…), những người lao động ngoài trời. Sốc nhiệt nguy hiểm đến tính mạng do tiếp xúc nhiệt độ cao gây ra. Nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân có thể chết hoặc để lại di chứng nặng nề. Vì vậy, cần làm gì để phòng tránh sốc nhiệt những ngày hè nóng oi bức, hãy ghi nhớ một số biện pháp dưới đây.
Tránh những nơi có nhiệt độ quá cao
Vào những ngày nắng nóng, trên 40 độ không nên ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Nên xem dự báo thời tiết trước khi lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là trong mùa hè.
Empty
Ảnh minh họa
Nếu phải đi ra ngoài trong những thời điểm nắng nóng, đừng quên mang theo một chiếc mũ hoặc là một chiếc ô. Nếu phải đi lại hay làm việc ngoài trời nắng không nên làm việc quá 2 giờ liên tục dưới nhiệt độ cao, cần nghỉ ngơi bù nước giữa giờ làm.  Không cho trẻ em hay người già, người mắc các bệnh mạn tính tắm biển dưới trời nắng nóng quá 1 tiếng.
Ăn uống điều độ
Ăn uống và bổ sung nhiều thực phẩm rau củ quả tươi xanh tốt cho sức khỏe. Mùa hè, cơ thể rất cần cung cấp đầy đủ nước, các loại nước ép trái cây, nước rau luộc… đều rất cần cho cơ thể. Nhất là các loại trái cây như: cam, chanh, ổi, dâu tây… chứa rất nhiều Vitamin C giúp làm tăng sức đề kháng, đảm bảo sức khỏe mùa nắng nóng.
Ngoài ra, có một chế độ ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng, ăn đồ mát và tuyệt đối không nên ăn những món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.
Nghỉ ngơi nhiều hơn
soc nhiet 4
Ảnh minh họa
Cần nhớ rằng cơ thể con người có ngưỡng chịu đựng nhiệt độ nhất định. Vào những ngày nắng nóng, tăng cường nghỉ ngơi thường xuyên hơn. Không di chuyển dưới trời nắng liên tục trong thời gian dài, hãy tìm nơi có bóng râm để nghỉ. Hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UV có hại cho da và mắt.
Nhận biết triệu chứng của sốc nhiệt
Sốc nhiệt hay say nắng thường có triệu chứng như đau nửa đầu, khó thở, buồn nôn hoặc nôn, nóng bừng mặt. Những triệu chứng sốc nhiệt nguy hiểm có thể xuất hiện như sốt cao, chóng mặt, ngất xỉu, nặng sẽ dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh như mê sảng , rối loạn hô hấp như thở nhanh, rối loạn tim mạch, nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng hãy gọi bác sĩ.
Nắng nóng dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt, mất nước do tiết nhiều mồ hôi, làm giảm khối lượng tuần hoàn máu dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Duy trì độ ẩm cơ thể
Uống đủ nước, tránh mất nước và muối khi phải làm việc hoặc đi ngoài trời nắng nóng. Cơ thể thường mất nhiều nước và điện giải do nhiệt vào mùa hè. Để sẵn một ít muối, đường và nước bên cạnh và bổ sung chúng bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Điều này sẽ giúp duy trì cân bằng nước và điện giải suốt ngày.
Tăng cường rèn luyện sức khỏe
Rèn luyện sức khỏe không chỉ khiến cơ thể dẻo dai, tràn đầy sức sống hơn, mà còn giúp tăng khả năng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt.
Bôi kem chống nắng
Ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy nắng và hình thành sắc tố. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Cần lưu ý thêm về chọn kem chống nắng có chỉ số SPF và PA phù hợp.
Thanh Lam
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM