Bí quyết của người khôn ngoan

Người khôn ngoan không buôn chuyện, cũng không để tâm người khác nói xấu mình, họ tin tưởng bản thân, không để sai lầm của quá khứ dằn vặt hiện tại.
Giới hạn niềm tin
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy cách suy nghĩ tác động rất lớn đến cuộc sống của chính chúng ta.
Rất nhiều người giới hạn bản thân, nhượng bộ nỗi sợ thất bại, sợ cô đơn, sợ bị từ chối, sợ cố gắng hết sức và sợ khám phá khả năng thực sự của mình. Kết quả của những giới hạn đó là một cuộc sống bình thường, thậm chí nhàm chán, xen với nỗi day dứt khi không dám thử thách mình.
Nhưng những người khôn ngoan học cách buông bỏ niềm tin hạn chế ấy. Họ không sợ sai, không sợ thất bại và chấp nhận mọi thử thách vì tin tưởng bản thân có thể làm mọi điều mình muốn, nếu quyết tâm.
Ảnh minh họa: psych2go.

Ảnh minh họa: psych2go.

Tự vấn “điều gì sẽ xảy ra”…
Những người khôn ngoan không thích lãng phí thời gian để suy nghĩ “chuyện gì có thể xảy ra” bởi họ biết chẳng có ích gì. Họ không quá bận tâm về quá khứ hay cố gắng chôn vùi sai lầm của mình. Vì như Maya Angelou đã từng nói “Hãy làm tốt nhất có thể cho đến khi bạn hiểu rõ hơn. Sau đó, khi bạn biết tốt hơn, hãy làm tốt hơn”.
Những người thông minh vực dậy sau thất bại nhanh hơn so với những người khác. Họ không ngại nhìn lại sai lầm vì không tủi thân và tự trách mình vì điều đó.
Tự mãn
Người thông minh không để mình lười biếng hoặc kiêu ngạo. Họ luôn khiêm tốn và có nền tảng, không ngừng tìm kiếm cơ hội phát triển.
Những người có trí tuệ muốn học hỏi, cố gắng làm càng nhiều càng tốt vì họ có mong muốn vô tận là trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Chủ nghĩa khoái lạc – Hedonistic
Là hệ thống triết lý đề cao mưu cầu lạc thú và tránh né khổ đau như là mục đích chủ yếu trong cuộc sống.
Người khôn ngoan không chọn xu hướng này để rồi nhận những rủi ro không cần thiết. Họ thích lối sống có tổ chức hơn là tìm cảm giác hồi hộp vì hiểu mọi hành động đều có hậu quả khó lường trước.
Người khôn ngoan cũng quan tâm đến lời nói và hành động của mình ảnh hưởng thế nào đến người khác và cố gắng không để cảm xúc điều khiển hành động.
Tin đồn, chuyện phiếm
Một dấu hiệu khác của người khôn ngoan là không quan tâm đến lời đồn và chuyện tầm phào. Như triết gia Socrates từng nói: “Những bộ óc mạnh mẽ thảo luận về ý tưởng, những bộ óc trung bình thảo luận về các sự kiện và những bộ óc yếu ớt thảo luận về người khác”.
Vì vậy, người khôn ngoan không lãng phí thời gian để buôn chuyện vì không thấy kiểu nói chuyện này kích thích hoặc thú vị. Họ cũng không đánh giá người khác bằng tai tiếng hay danh tiếng của họ. Người thông minh đưa ra nhận xét dựa trên cái nhìn nhiều chiều và khách quan.
Cách người khác nghĩ về họ
Người thông minh không quan tâm đến lời đàm tiếu hay tin đồn. Họ cũng không để ý người khác nói gì về mình, không sợ bị đánh giá hay bị từ chối thực hiện tham vọng và theo đuổi đam mê.
Người khôn ngoan tin “những người thấy phiền lòng thì không có ý nghĩa và những người có ý nghĩa sẽ không thấy phiền lòng”. Họ luôn là chính mình mặc kệ người khác không thích. Họ không để sự tiêu cực của người khác ngăn mình thực hiện hóa ý tưởng và làm điều mình thực sự muốn.
Nhật Minh (Theo psych2go)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM