Những loại rau xanh mà bạn nên ăn thường xuyên

Rau diếp
Một trong những loại rau không chứa đường và cực kỳ phổ biến trong đời sống là rau diếp. Chúng vừa giòn, rất mát và thường được sử dụng trong các món sa lát. Các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên những người muốn giảm béo uống rau diếp xay, nó có thể làm giảm vòng eo của bạn một cách nhanh chóng. Rau diếp hay còn được gọi là xà lách là nguồn thực phẩm đặc biệt nhằm tăng cường sức khỏe bởi chúng có khả năng làm tăng hệ miễn dịch vì đây là thực phẩm rất giàu folate, mangan và sắt. Ngoài ra xà lách còn chứa các vitamin B thiết yếu cho cơ thể và những vitamin khác như A, C, D, E và K. Rau diếp có chứa khoảng 0,8 g đường mỗi 100 g, ít hơn 20 lần so với đường trong một cái bánh nhỏ.
Rau bina (chân vịt)
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong loại rau quen thuộc này có chứa rất nhiều chất xơ thô thực vật mang đến công dụng thúc đẩy sự vận động của đường ruột, giúp đại tiểu tiện dễ dàng và làm giảm thời gian tích tụ của chất thải trong đường ruột, ngăn ngừa sự phát triển của các mầm bệnh gây ung thư trong ruột.
Ngoài ra, rau bina còn có tác dụng làm giảm tác hại của các chất gây ung thư trong thịt đã nấu chín, làm giảm nguy cơ ung thư ruột từ 58% xuống 32%. Không những vậy, nhiều Vitamin C, E, arotenoid có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp khống chế được các tế bào ác tính trong cơ thể.
Chứa hết, rau bina còn chứa một lượng rất phong phú chất beta-carotene và folic acid có tác dụng chống ung thư. Thế nhưng do hàm lượng axit oxalic trong rau bina cao nên các chuyên gia khuyến cáo người bị sỏi thận không nên lạm dụng.
Măng tây
Trước đây món ăn có măng tây không quá phổ biến trong bữa cơm của nhiều gia đình, nhất là những gia đình ở nông thôn. Nhưng vài năm trở lại đây thì khác, bởi vì măng tây chứa giá trị dinh dưỡng toàn diện, trong đó chứa thành protein đặc biệt phong phú, giàu axit folic, axit nucleic, selen…
Được biết măng tây là món được xếp vị trí đứng đầu trong danh sách 30 loại thực phẩm thực vật có tác dụng phòng chống ung thư được thế giới công nhận. Sau khi ăn vào cơ thể, măng tây sẽ chuyển các chất cần thiết vào kinh phổi, kinh thận, có tác dụng hiệu quả rõ rệt trong điều trị ung thư phổi, ung thư thận, ung thư da, ung thư bàng quang, ung thư hạch lymphoma.
Cải xoong
Cải xoong có tác dụng nhuận phổi, trị ho, bổ não và tăng cường sức khỏe, ngoài ra còn có thể phòng ngừa hữu hiệu sự tích tụ các gốc tự do. Một bó cải xoong có thể đáp ứng lượng hấp thụ vitamin K trong ngày của cơ thể. Ăn liên tục 2 tháng có thể giảm nhẹ sự tổn thương của bạch cầu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, đồng thời làm giảm 10% hàm lượng triglyceride.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM