Ngoại hình không ổn

Bạn đã chuẩn bị ngoại hình ổn nhất chưa, phù hợp với tính chất công việc chưa? Quần áo, giày, kiểu tóc có đảm bảo chỉn chu? Rất nhiều người quan niệm rằng nhà tuyển dụng tại Hà Nội hay Hải Phòng, Bắc Ninh… chỉ đánh giá cách trả lời câu hỏi có đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng hay không. Thực tế, rất nhiều đơn vị để ý tất cả về ứng viên. Họ sẽ bị thu hút bởi ứng viên có ngoại hình sáng, phong cách thời trang hiện đại, đẹp mắt…

Bạn trả lời sai về kiến thức chuyên môn

Phỏng vấn viên đặt câu hỏi về một vài kiến thức chuyên môn nhưng ứng viên trả lời sai. Đây là “lý do chính đáng” để bị loại. Nếu bạn không được nhận việc, có thể bạn đã mắc lỗi này. Hãy nghiêm túc nhìn nhận lại năng lực của mình và học hỏi nhiều hơn nữa để chuẩn bị cho những cuộc chinh phục lần sau được tốt hơn.

Bạn không đáp ứng tốt các kỹ năng mềm

Mặc dù trong CV bạn mô tả mình giỏi kỹ năng thuyết trình, xây dựng mối quan hệ, giao tiếp… nhưng bạn đã không thể hiện tốt những điểm này trong vòng phỏng vấn. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có cách riêng để kiểm tra xem những gì ứng viên mô tả có đúng như cách họ thể hiện thực tế hay không. Điều này sẽ thể hiện rõ qua giao tiếp và cách bạn ứng xử khi phỏng vấn.

Nói tiêu cực về cấp trên, đồng nghiệp cũ

Đây là lỗi mà tất cả các ứng viên đều nên tránh. Dù nhà tuyển dụng đặt câu hỏi khéo léo để thăm dò thì bạn cũng cần ứng xử khéo léo nếu muốn được chọn. Nói xấu về công ty hay đồng nghiệp cũ sẽ khiến họ có đánh giá tiêu cực về bạn và có thể họ không chọn bạn chỉ vì hành động thiếu khôn ngoan này.

Vội vàng hỏi lương, thưởng và chế độ phúc lợi

Nhu cầu muốn tìm hiểu về mức lương, thưởng và phúc lợi là điều tất nhiên và chính đáng. Tuy nhiên bạn hãy đợi khi cuộc phỏng vấn xin việc kết thúc, sau khi hai bên trao đổi xong các yêu cầu và điều khoản chi tiết về công việc. Đừng vội vàng hỏi mức lương quá sớm vì nhà tuyển dụng cho rằng bạn thuộc kiểu nhân viên chưa mang lại hiệu quả công việc mà đã chú ý đến lợi ích cá nhân.

Quá thụ động

Những ứng viên tiềm năng sẽ biết cách giữ sự chủ động, linh hoạt của mình. Điều này thể hiện qua cách trả lời câu hỏi rõ ràng, khôn khéo. Bên cạnh đó, họ còn biết cách đặt ra các câu hỏi thông minh để khai thác thông tin cũng như thể hiện được ưu điểm của mình qua câu hỏi.

Ngược lại, người thụ động khi không biết cách đặt các câu hỏi hay cho nhà tuyển dụng, thiếu tự tin, biểu hiện rõ vẻ lo lắng, e ngại trên nét mặt. Vậy bạn hãy nghiêm tục nhìn nhận lại xem liệu có phải bạn đã quá thụ động trong cuộc phỏng vấn vừa rồi hay không để rút kinh nghiệm cho lần tới được tốt hơn.

Kể lể quá nhiều

Bạn thấy phỏng vấn viên có vẻ thân thiện và rất muốn lắng nghe bạn nói. Và bạn đã chia sẻ liên tục ngay cả những vấn đề không được hỏi. Bạn không hề biết rằng nhà tuyển dụng không thích điều này nhưng họ vẫn kiên nhẫn lắng nghe và đó cũng là lí do khiến bạn không được chọn.

Quên nói lời chào và cảm ơn

Kết thúc cuộc phỏng vấn bạn nên nói lời chào và đừng quên lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng. Dù đây là công việc của họ nhưng nói lời cảm ơn chính là cách bạn thể hiện văn hóa ứng xử văn minh và thái độ tôn trọng, biết ơn đến người khác. Nếu bạn quên làm điều này thì dù cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp, bạn vẫn bị điểm trừ nghiêm trọng.

Sau mỗi cuộc phỏng vấn xin việc thất bại bạn nên nhìn nhận và phân tích lại vấn đề, tham khảo tất cả những điều nên tránh, những điều ghi điểm để biết cách thể hiện tốt nhất. Luyện tập trả lời câu hỏi thường gặp trước gương một cách bài bản, rèn phong thái, ngôn ngữ và cách diễn đạt tự nhiên, tự tin. Đừng quên bạn đang là ứng viên để lựa chọn cách ứng xử chuẩn mực, tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. Đừng để cuộc phỏng vấn thất bại vì những lí do “ngớ ngẩn” mà nguyên nhân xuất phát từ chính sự cẩu thả của bạn.

                                                                                                             Đặng Hảo