6 biện pháp giúp bạn tránh ngộ độc mùa nắng nóng

Do vậy, khi ăn uống trong mùa nắng nóng cần lưu ý một số vấn đề có thể ảnh hưởng tới sức khỏe mỗi cá nhân.
Số liệu thống kê các vụ ngộ độc thực phẩmnhững năm gần đây cho thấy, hầu hết nguyên nhân gây ngộ độc là do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, Campylobacter, E.coli… Vậy các vi khuẩn này lại xâm nhập vào nguồn thực phẩm mà chúng ta thường xuyên tiêu thụ như thế nào?
Tác nhân gây ngộ độc
Vi khuẩn gây bệnh có trong môi trường: không khí, khói, bụi, đất, nước thải… xâm nhập vào thực phẩm bất cứ giai đoạn nào trong chuỗi cung cấp thực phẩm như: Nuôi trồng, thu hoạch, giết mổ, chế biến, vận chuyển và lưu thông. Vi khuẩn gây bệnh có trong thực phẩm sống sẽ nhiễm chéo vào thực phẩm chín, thực phẩm ăn liền mà khi ăn không qua xử lý nhiệt (quả chín, bún, bánh…), trong khi chế biến thực phẩm qua bàn tay; bề mặt dao thớt, khăn lau; ruồi nhặng,… có nguy cơ đe dọa mất an toàn thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong thực phẩm.
Phòng chống ngộ độc trong mùa nắng nóng
Nguyên tắc phòng ngừa
– Cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm. Thời tiết nóng bức, thực phẩm rất dễ bị hỏng, vì vậy nên chọn các loại thực phẩm tươi và sử dụng trong ngày. Không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.
– Để có thực phẩm an toàn, tốt nhất chế biến vừa đủ và ăn ngay sau khi chế biến. Nếu chưa sử dụng cần che đậy bảo quản cẩn thận (dùng màn bọc PE, hộp nhựa, lồng bàn, tủ lạnh…).
– Ăn chín uống sôi. Hạn chế ăn đồ sống hoặc tái. Không ăn thức ăn ôi thiu, đã hết hạn sử dụng.
– Mùa nắng nóng thường sử dụng đá để làm mát đồ uống, cho nên cần lưu ý sử dụng nguồn nước sạch và đun sôi nước trước khi làm đá. Không nên uống nước lã. Không uống nước đun sôi để nguội qua đêm hoặc để quá lâu.
– Đừng để thức ăn ở ngoài quá lâu rồi mới cho vào tủ lạnh. Hãy nhớ luôn hâm nóng thức ăn để chúng không hỏng, sinh mốc quá nhanh. Sau đó, cũng có thể chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ để chúng mau nguội nhanh hơn khi được đặt trong tủ lạnh. Nếu không để thực phẩm vào tủ lạnh ngay sau đó, hãy hâm nóng thức ăn ở nhiệt độ 60 độ C hoặc hơn với món có thể làm nóng.
– Không để chung thức ăn chín và sống. Nên có vật dụng riêng chế biến thức ăn chín và sống. Nếu dùng chung, phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống.
Những lưu ý khác
– Nhiệt độ từ 37 độ C đến 40 độ C là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh với cấp số nhân, gấp 3 lần so với thời tiết bình thường.
– Trừ khi dùng các loại thực phẩm có thể nấu chín mà không cần rã đông, nếu không, phải luôn rã đông thực phẩm hoàn toàn trước khi nấu.
– Đối với các loại thực phẩm đã nhiễm khuẩn ở mức độ cao thì dù thức ăn được nấu chín, đun sôi thì độc tố vẫn còn, người sử dụng vẫn có nguy cơ bị ngộ độc.
– Không cho quá nhiều đồ vào tủ lạnh. Cần đảm bảo có không khí lưu thông bên trong tủ lạnh để quá trình làm mát được hiệu quả. Có thể để nước ở các ngăn đá và dành các không gian làm mát cho các loại thực phẩm thông thường.
– Giữ bếp và các vật dụng làm bếp luôn sạch sẽ.
– Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, trước ăn và sau khi đi vệ sinh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM