4 bước giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh những khi ‘lửa thịnh nộ’ trào dâng

Thực ra, phía sau mỗi cơn giận là một nhu cầu chưa được đáp ứng. Có rất nhiều cảm xúc bị mang lớp vỏ “cơn giận” như: yếu đuối, sợ không được yêu thương, sợ không được tôn trọng,…
1. Tập trung vào hơi thở và hít thở sâu
Tập trung vào hơi thở là phương pháp đẩy lùi căng thẳng và cân bằng cảm xúc nhanh chóng. Việc bạn cần làm đầu tiên khi tức giận là tạm quên đi mọi thứ và chỉ tập trung vào hơi thở của mình. Nhận biết từng hơi thở vào, hơi thở ra. Hãy hít thật sâu và thở ra thật chậm rãi. Hít thở là điều con người làm mọi lúc mọi nơi, nhưng hầu hết thời gian chúng ta quên mất việc nhận thức điều đó. 
Bạn có thể nhắm mắt và để các bộ phận trên cơ thể mình được thả lỏng, không cần thúc ép tốc độ hơi thở, hãy để cơ thể được điều hoà một cách tự nhiên. Bạn chỉ cần quan sát và nhận biết hơi thở của mình. Việc chú tâm vào hơi thở sẽ giúp bạn bớt bị cuốn theo những cảm xúc tiêu cực.
4 bước giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh những khi 'lửa thịnh nộ' trào dâng
2. Cảm nhận sự xuất hiện của cơn giận
Đôi khi, quá nhiều áp lực dồn lên vai dễ khiến bạn bực dọc, vô cớ trút giận lên những người xung quanh. Để rồi sau đó nhìn lại, bạn lại thấy hối hận vô cùng khi vô tình làm người khác tổn thương. Một lời khuyên cho những ai dễ bị cuốn theo nóng giận đó là nên chú ý tới những phản ứng vô thức của cơ thể mỗi khi nóng giận như: nghiến răng, mặt nóng, bàn tay nắm chặt,… Quan sát những diễn biến và dấu hiệu đó sẽ giúp bạn chủ động nhận thức về cảm xúc của mình trước khi để cơn giận khiến mình “tức nước vỡ bờ”. 
3. Nhìn nhận những cảm xúc được che đậy bởi cơn giận
Thực ra, phía sau mỗi cơn giận là một nhu cầu chưa được đáp ứng. Có rất nhiều cảm xúc bị mang lớp vỏ “cơn giận” như: yếu đuối, sợ không được yêu thương, sợ không được tôn trọng,… Khi bực bội và “lửa thịnh nộ” sắp trào dâng, bạn nên tìm một nơi thật yên tĩnh để lắng nghe chính mình. Kết nối với những cảm xúc sâu thẳm nhất bên trong và tìm lý do khiến bạn cảm thấy khó chịu trong tình huống này. Một khi bạn hiểu ra gốc rễ vấn đề, cơn giận sẽ từ từ lắng xuống. 
4 bước giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh những khi 'lửa thịnh nộ' trào dâng
4. Viết một lá thư cho người khiến mình tức giận
Theo lời khuyên của những chuyên gia tâm lý, thay vì đối thoại trực tiếp ngay khi đang bực dọc, chúng ta nên viết xuống những gì mình muốn nói với người kia. Đó là một lá thứ bạn không cần gửi đi mà chỉ giữ cho riêng mình. Trong thư, hãy viết xuống chân thật những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về vấn đề hiện tại với đối phương. Bằng việc viết ra những cảm xúc hỗn độn trong lòng, bạn sẽ dần nhìn nhận sáng rõ hơn về chính mình, người kia và gốc rễ vấn đề xung đột. 
Tune (Tổng hợp)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM